1. Tập đếm với đồ ăn vặt
Những đồ ăn vặt thường ngày của con đều có thể sử dụng để học đếm như: bim bim, nho, kẹo, bánh quy. Mẹ hãy đặt cho con câu hỏi: Có bao nhiêu quả nho, bao nhiêu cái kẹo mẹ đã cho con? Con đã ăn một cái kẹo thì con còn bao nhiêu cái trên tay? Những câu hỏi như thế sẽ góp phần hình thành tư duy toán học cho bé.
2. Tạo mô hình toán học
Mô hình toán học có nghĩa là sử dụng đồ vật, hình ảnh thực tế để mô phỏng các phép toán. Ví dụ như yêu cầu con vẽ để mô phỏng đề bài là con có 5 quả cam, bạn An cho con thêm 1 quả cam, tính xem con có tất cả bao nhiêu quả cam? Việc sử dụng hình vẽ như vậy giúp bé dễ hình dung hơn.
3. Dạy con cộng trừ bằng những chiếc cúc áo
Trước khi con có thể thực hiện phép tính như 2 + 3 hoặc 4 – 1 thì con cần phải hiểu phép cộng và trừ có nghĩa là gì. Các mẹ có thể sưu tập những cúc áo cũ trong nhà và sử dụng để đưa ra đề bài cho các con. Chẳng hạn như con hãy nhặt ra một nhóm gồm 4 chiếc cúc và một nhóm gồm 2 chiếc cúc. Sau đó dồn 2 đống cúc này vào nhau rồi đếm lại, ta có 6 chiếc cúc. Giải thích cho con đây chính là phép cộng. Tương tự như vậy lấy ra 2 chiếc cúc trong nhóm này. Sau đó đếm thì còn lại 4 chiếc, vậy đây chính là phép trừ.
4. Dạy bé cách nhận biết kích thước và hình dáng đồ vật
Dạy con khả năng so sánh hình dáng, kích thước đồ vật. Trước tiên đưa cho con một chiếc đũa và con bắt đầu tìm kiếm trong nhà 2 đồ vật nào dài hơn và 4 đồ vật ngắn hơn chiếc đũa (đây là một cách để con vừa học cách so sánh đồ vật vừa luyện tập khả năng đếm). Sau đó, đưa cho bé một trái bóng nhỏ và bé sẽ đi tìm 2 đồ vật cùng có dạng tròn và lớn hơn trái bóng. Bạn có thể kiểm tra khả năng logic của con thông qua kết quả con tìm được.
5. Học qua những mẩu chuyện
Thay vì đặt những đề toán khô khan, hãy lồng ghép bài toán ấy vào một câu chuyện có nhân vật mà bé thích. Sau đó đặt những câu hỏi để con giải quyết bài toán. Có thể sử dụng kết hợp hình vẽ hoặc hình khối để giúp con giải quyết đề bài dễ dàng hơn.
6. So sánh các con số
Những đứa trẻ có thể học toán qua phép so sánh. Giúp con hiểu so sánh các con số 4, 5, 6, 7 như thế nào bằng cách như vẽ bức tranh có 4, 5, 6 hoặc 7 ngôi sao. Sau đó yêu cầu con sắp xếp bức tranh theo thứ tự từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp. Khi con nắm được cách so sánh thì có thể nâng lên các con số lớn hơn.
7. Mô tả giá trị của số
Khi vào mẫu giáo các con nên học cách nhận biết giá trị của các con số. Không chỉ đơn thuần là viết số này số kia, mà cần phải hiểu giá trị của nó là bao nhiêu. Mẹ nên tập luyện với con qua hình vẽ để bé hình dung được giá trị đằng sau các con số. Ví dụ với số 13, con hãy vẽ 1 nhóm gồm 10 quả bóng và một nhóm khá có 3 quả bóng. Khi con thành thục có thể nâng con số lên, từ 15, 20…
Dạy con nhớ tên các hình khối cơ bản hoặc nâng cao hơn là biết được mỗi hình đó có bao nhiêu mặt. Con cũng có thể tưởng tượng để sắp xếp các hình sao cho tạo thành một hình mới. Ví dụ như ghép các mảnh ghép để tạo hình hình chữ nhật hoặc hình tam giác. Hay con sẽ sử dụng bao nhiêu hình tam giác để ghép thành một hình vuông? Làm tương tự để thử thách con tạo ra các hình nâng cao hơn như hình ngũ giác, hình thang.
9. Học từ mọi thứ xung quanh
Một mẫu hình được lặp lại nhiều lần, kiểu như vuông – tròn – vuông – tròn. Nhận diện các mẫu hình là nền tảng của tư duy toán học mà trẻ nhỏ nên được tập luyện từ sớm. Bạn có thể chỉ cho con các mô hình từ mọi thứ xung quanh như hội họa, âm nhạc hoặc thời trang và bất cứ khi nào có thể.
10. Luôn đặt cho con nhiều câu hỏi
Một phép toán được thể hiện qua bức tranh minh họa của, mẹ hãy yêu cầu bé giải thích hình vẽ và ý tưởng của con. Ví dụ: “Con thấy những con số này ở đâu?”, hay “Tại sao con thêm vào thay vì bớt đi?”. Có rất nhiều bài tập thực hành giúp con tự do thể hiện suy nghĩa và không ngừng học tập.